Sứ mệnh của website:
- Cung cấp kiến thức, thông tin, công cụ hỗ trợ quá trình học tập,
làm việc từ lớp 1 đến khi
tốt nghiệp đại học, có thể tự phát triển startup... một cách có hệ thống và theo chuyên đề.
Cách sử dụng website:
- Nhấn vào HỌC (ở cột MỤC LỤC), nhấn
vào Kiến Thức Nền Tảng, kéo đến
32.
Nhập Môn Lập Trình C
,
nhấn vào liên kết tương ứng.
- Các chức năng khác sử dụng tương tự.
TÁC GIẢ
Bùi Phú King
22 - 4 - 1989
Tiền Giang
buiphuking@gmail.com
Sở trường:
- Đa ngành.
- Nghiên cứu sâu.
Ngoại ngữ:
- Tiếng Anh.
Khí chất:
- Linh hoạt (Sanguine).
Tư duy kiểu Mỹ:
- Yes - No.
- You - Me.
Lĩnh vực quan tâm, khẩu vị đầu tư:
- Giáo dục.
- Thiết kế, sản xuất ra sản phẩm.
Hệ tư tưởng:
- Thuần khoa học.
- Chủ nghĩa thế tục.
- Định lý bất toàn Gödel.
- Phong cách NASA (gấp đôi tất cả mọi thứ để đề phòng trường hợp xấu nhất xảy ra).
Thần tượng:
- Steve Jobs.
- Elon Musk.
- Leonardo Da Vinci.
Kỹ năng:
- Website: Laravel, MERN (training).
- App: React Native.
- Kiến trúc: Revit (training).
- Kết cấu: SAP (training), Etabs (training).
Trần Minh Tâm
28 - 3 - 1992
Bến Tre
minhtam.webmaster@gmail.com
Sở trường:
- Chịu khó.
Ngoại ngữ:
- Tiếng Anh.
Khí chất:
- Nóng tính (Choleric).
Hệ tư tưởng:
- Thuần khoa học.
Tài khoản ngân hàng:
- STK: 0181 0034 60553
- Trần Minh Tâm.
- Vietcombank.
- Chi nhánh Nam Sài Gòn.
Kỹ năng:
- Website: Laravel, MERN.
- App: React Native.
Quan điểm của tác giả về quan điểm sống:
- Reshape to make the world a better place.
Quan điểm của tác giả về những điều khiến cho Việt Nam chậm trưởng thành:
1. Tư duy khôn lỏi, sĩ diện hão, bệnh thành tích (trường chuyên), cam chịu, bi lụy, vụn vặt được phổ biến khắp nơi để có thể tác động đến học sinh, sinh viên (sách giáo khoa, phim ảnh Việt, nhạc Việt, truyện dân gian, mạng xã hội, những câu chuyện kể tính toán tiểu tiết trong cuộc sống...).
Hậu quả:
- Việt Nam có bao nhiêu doanh nghiệp tạo ra được sức ảnh hưởng trên thế giới?
- Việt Nam có bao nhiêu người nhận giải Nobel?
2. Thế hệ trước do chiến tranh nên ít người được học hành đến nơi đến chốn.
Hậu quả:
- Cha mẹ áp đặt tư duy lên con cái. Cơ bản họ có ý tốt, chỉ là họ không hiểu thế giới.
Tư duy phụ thuộc nhiều vào tâm linh, mê tín, chủ nghĩa kinh nghiệm... Con cò bé bé của mẹ thì cả đời chỉ ở sau lũy tre làng. Thời đại đã thay đổi.
- Các nghiên cứu về quản lý, điều hành doanh nghiệp của thế trước ở Việt Nam là gần như bằng không.
Rất nhiều người không hiểu sự khác biệt và đặc trưng giữa cơ sở sản xuất và cơ sở nghiên cứu.
3. Bị ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Quốc quá lớn.
Hậu quả:
- "Tiên học lễ" (Nho giáo - Khổng Tử) - Việt Nam cần người phát triển đất nước, không cần người biết chào hỏi.
- Tây Du Ký và Tam Quốc Diễn Nghĩa được người Việt xem hoài không chán. Người Việt có thể không nhớ sử Việt nhưng sử Trung Quốc thì không chắc. Đây là sự bất lực của điện ảnh nước nhà?
- Bàng quan, không màn thế sự, bất bình thì cam chịu, 1 câu nhịn 9 câu lành, ta sao mình vậy, sau cùng thì trốn sau 4 bức tường vui thú điền viên, vườn rau, ao cá (Đạo giáo). Tư duy tiểu nông, vặt vãnh, tạm bợ, uổng 1 kiếp người.
Quan điểm của tác giả về những thay đổi quan trọng trong thời đại 4.0:
Những việc sẽ xảy ra:
- Phát triển kinh tế liên tục sẽ làm tăng khả năng mất cân bằng sinh thái môi trường.
- Sự hợp nhất của công nghệ thông tin và công nghệ sinh học đe đọa những giá trị hiện đại cốt lõi của tự do
và bình đẳng.
- “Sự thật” được định nghĩa bằng các kết quả hàng đầu của mỗi lần tìm kiếm Google (ChatGPT).
- Thuật toán (AI) và dữ liệu lớn sẽ quyết định mọi thứ (học cái gì, làm ở đâu, cưới ai, thuê người nào để
làm việc, giải ngân khoản vay, đi đường nào...).
- Thiếu lao động tay nghề cao.
- Lao động thiếu tay nghề giá rẻ sẽ từ từ thất nghiệp và sau cùng trở nên vô dụng.
- Bất bình đẳng sẽ tăng cao vì lực lượng lao động không phải là công nhân giá rẻ mà là robot.
- Việc thu thập dữ liệu liên tục khiến người dùng không phải là khách hàng mà là sản phẩm của các công ty
công nghệ.
- Tôn giáo chỉ là 1 lớp vecni để che đậy các lý thuyết khoa học trong các vấn đề thời đại.
- Có 1 vài nền văn hóa nổi trội hơn phần còn lại.
- Từ chủ nghĩa phân biệt chủng tộc đến chủ nghĩa phân biệt văn hóa.
Giải pháp:
- Bao cấp cho lĩnh vực giáo dục suốt đời.
- Cung cấp 1 tấm lưới an toàn cho các giai đoạn chuyển tiếp không thể tránh khỏi.
- Trưng cầu dân ý nên dành cho người có đủ nền tảng cần thiết (kinh tế học, khoa học tự nhiên, khoa học xã
hội, khoa học chính trị...) bỏ phiếu và đưa ra lý do để bảo vệ quan điểm đó.
Nhầm lẫn phổ biến:
- Trí tuệ (nhân tạo) là khả năng giải quyết vấn đề.
- Ý thức là khả năng cảm nhận những thứ như: Vui, buồn, yêu, ghét, đau...
- Tín ngưỡng (tâm linh) là bất cứ thứ gì mà tín đồ nghĩ ra.
- Tôn giáo, nghi lễ và nghi thức sẽ vẫn quan trọng miễn là quyền lực
của loài người vẫn còn phụ thuộc vào hợp tác quy mô lớn, và miễn là hợp
tác quy mô lớn vẫn phụ thuộc vào niềm tin với các câu chuyện hoang
đường chung. Tất cả những điều này khiến các tôn giáo truyền thống
trở thành một phần của các vấn đề nhân loại, chứ không phải một phần giải
pháp.
- Chủ nghĩa khủng bố là 1 sân khấu và chúng ta đánh giá nó bằng hiệu ứng cảm xúc hơn là hiệu ứng vật chất.
- Đừng bao giờ đánh giá thấp sự ngu xuẩn của loài người. 20 năm sau Thế chiến thứ II, các nước thua cuộc
(Đức, Ý, Nhật) lại thịnh vượng hơn bao giờ hết.
Thế giới phức tạp hơn nhiều so với 1 bàn cờ, và lý tính của con người không đủ khả năng thực sự hiểu được
nó. Không vị thần và không luật lệ tự nhiên nào bảo vệ chúng ta khỏi sự ngu ngốc của loài người.
- Chủ nghĩa thế tục sẽ phát triển.
Người thế tục không tin vào bất kỳ vị Chúa hay thiên thần nào, không đi nhà thờ và đền chùa, không thực hiện
các nghi thức hay nghi lễ.
Không có chỉ dẫn của các nghiên cứu khoa học, lòng trắc ẩn của chúng ta thường là mù quáng.
Giáo dục thế tục dạy trẻ phân biệt sự thật với niềm tin.
- Việc ảo tưởng kiến thức khiến chúng ta nghĩ chúng ta biết rất nhiều thứ,
thậm chí dù mỗi cá nhân biết rất ít, bởi chúng ta xem kiến thức trong đầu những người khác như của chính
mình.
Do đó, một người gần như không biết chút gì về khí tượng
học hay sinh học vẫn đề xuất các chính sách về biến đổi khí hậu và cây
trồng biến đổi gen, trong khi những người khác lại có các quan điểm rất
mạnh bạo về những gì cần làm ở Iraq hay Ukraine mà không thể định vị các quốc gia này trên bản đồ.
- Một lần thì là nói dối, lặp lại mãi thì là sự thật.
- Tính dục là một đặc điểm của các loài sinh vật hữu cơ đa bào. Nó có thể mang ý nghĩa gì với một tạo vật cơ
khí vô cơ?.
- Khi chính trị hay khoa học trông có vẻ quá phức tạp thì rất dễ dụ người ta chuyển sang một vài video buồn
cười về mèo, các vụ ngồi lê đôi mách về các sao hay nội dung khiêu dâm. Chúng ta cần khả năng hiểu được
thông tin, biết được sự
khác biệt giữa cái quan trọng và cái không quan trọng; trên tất cả là khả
năng tổng hợp nhiều mẩu thông tin thành một bức tranh lớn về thế giới. Nếu thế hệ này thiếu một quan điểm
toàn diện về vũ trụ, tương lai sự sống sẽ được
quyết định một cách bừa bãi.
- Đừng dựa quá nhiều vào người lớn. Hầu hết họ có ý tốt,
nhưng họ đơn giản là không hiểu thế giới.
- Bản chất của nghi lễ là câu thần chú “úm ba la, X là Y!”. Bất cứ lúc nào
Trung Quốc gặp một cơn khủng hoảng, các học giả Khổng giáo lại nhanh
chóng đổ lỗi cho việc lơ là nghi lễ, như một thượng sĩ đổ lỗi cho quân lính
lơ là không đánh bóng giày mà để thua trận vậy. Ở phương Tây hiện đại, sự ám ảnh kiểu Khổng Tử với các nghi
lễ
thường được xem như dấu hiệu của sự nông cạn và xưa cũ. Trên thực tế,
có lẽ nó minh chứng cho sự thấu hiểu bản chất con người sâu sắc và vượt
thời gian của Khổng Tử. Nếu bạn muốn biết sự thật tối thượng của cuộc sống,
lễ nghi là một rào cản lớn.
- Con người đã viết ra Kinh Thánh, kinh Quran và kinh Vệ Đà; chính
tâm trí chúng ta đã đem lại quyền năng cho những câu chuyện ấy. Không
nghi ngờ gì nữa, chúng là những câu chuyện đẹp, nhưng vẻ đẹp của chúng
nằm trọn trong mắt người nhìn. Jerusalem, Mecca, Varanasi và Bodh Gaya
đều là những nơi thiêng, nhưng chỉ do cảm xúc mà mọi người cảm nhận
được khi đến đó. Tự thân vũ trụ chỉ là một đám hỗn loạn vô nghĩa của các
nguyên tử. Chẳng có gì tự thân đã đẹp, thiêng hay hấp dẫn; cảm xúc con
người làm cho nó thành ra như vậy. Chỉ cảm xúc con người mới khiến một
quả táo đỏ trở thành quyến rũ và một cục phân trở thành ghê tởm. Tách
cảm xúc con người ra và cái còn lại chỉ là một đám phân tử.
Hạn chế:
- Tất cả các gợi ý sẽ là kết quả của phân tích dữ liệu và chúng sẽ phản ánh cách AI nhìn thế giới hơn là
cách con người nhìn thế giới.
- Các thuật toán có thể dùng cho việc lái xe và chữa bệnh, nhưng khi nói đến việc giải quyết các vấn đề xã
hội, chúng ta vẫn nên dựa vào các chính trị gia và mục sư.
Môi trường sống lý tưởng:
- Môi trường tự do với với hệ thống an sinh xã hội (giáo dục, y tế) đủ tốt để tồn tại và phát triển.
Quan điểm của tác giả về giải pháp hạn chế nạn phân biệt chủng tộc:
- Giảm chênh lệch điểm số giữa các học sinh khác chủng tộc, kéo theo việc giảm chênh lệch số lượng nhân sự
tri thức (kỹ sư, bác sĩ...) giữa các chủng tộc đó.
Quan điểm của tác giả về các yếu tố xác định tiền lương:
- Khi có nhiều người mong muốn và có thể làm một công việc thì công việc đó thường sẽ không được trả lương
cao.
- Kỹ năng chuyên môn mà công việc đòi hỏi.
- Điều kiện của công việc.
- Nhu cầu đối với dịch vụ mà công việc đó đáp ứng.
Quan điểm của tác giả về việc bỏ trường chuyên:
- Có bao nhiêu bạn học trường chuyên ra làm chủ doanh nghiệp, xây thêm nhà máy, tạo ra thêm việc làm cho xã
hội?
- Có bao nhiêu bạn học trường chuyên tìm ra kiến thức mới nhất trên thế giới và nhận được giải Nobel khoa
học tự nhiên?
Quan điểm của tác giả về tình yêu:
Bạn không đủ giỏi, yêu ai cũng vô ích.
Nguyên tắc đồng giá (so sánh bản thân với đối phương xem có
bằng nhau không):
- Ngoại hình.
- Tài sản.
- Địa vị.
- Kiến thức.
- Phong độ xã hội.
- Tích cách/ nhân phẩm.
Đỉnh của chóp:
- Ra đường như bà hoàng.
- Ở nhà như osin.
- Lên giường như người tình.
(Đây không phải là gu của mình).
Ngưỡng mộ:
- Sự ngưỡng mộ về tri thức tạo nên sự tôn trọng (tôn trọng thầy, cô).
- Sự ngưỡng mộ về tâm hồn tạo nên sự đồng điệu (bạn bè đồng điệu về tâm hồn).
- Sự ngưỡng mộ về thể xác tạo nên sự ham muốn (nhìn body là mê).
(Đây mới là gu của mình - Khó).
Kinh tế học:
Nguyên lý cung - cầu, chúng ta tìm kiếm cái mà mình thiếu.
- Đàn ông thiếu: sự nữ tính của người phụ nữ.
- Đàn bà thiếu: sự bản lĩnh của người đàn ông.
- Đàn ông cần: tâm hồn, thể xác.
- Đàn bà cần: tình, tiền.
Triết học:
- Vẻ đẹp không nằm ở đôi má hồng của người thiếu nữ mà ở trong đôi mắt của kẻ si tình.
Immanuel Kant
Quan điểm của tác giả về nền công nghiệp văn hóa:
Nền công nghiệp văn hóa ở quy mô quốc gia thường được bảo hộ phát triển ở các nước không có tài nguyên thiên
nhiên hoặc đất đai không phù hợp để phát triển nông nghiệp.
Ưu điểm:
- Chỉ cần nhân tài và thời gian.
Nhược điểm:
Do ảnh hưởng bởi Nho giáo nên:
- Phụ nữ sẽ không được tôn trọng (Việt Nam có ngày 20-10), ít có tiếng nói, cơ hội việc làm cũng ít hơn.
- Văn hóa cấp bậc dẫn đến lạm quyền, làm người yếu thế thường cam chịu, ít có khả năng nói lên tiếng nói của
mình.
Do không có tài nguyên thiên nhiên nên phải làm việc liên tục, tăng ca mỗi ngày để tiếp tục phát triển dẫn
đến tỉ lệ tự tử cao.
Giải pháp:
Có thể tham khảo văn hóa Đức:
- Khi làm việc (kỹ thuật, kinh doanh) thì phải hoàn hảo (do tận dụng tối đa khoa học công nghệ).
- Những việc bình thường có thể làm cho sai 1 chút để tạo thêm màu sắc trong cuộc sống.
Quan điểm của tác giả về đầu tư:
- Áp dụng tâm lý đám đông là cách chắc chắn để có kết quả tầm trung.
- Đầu tư giá trị sẽ có kết quả trong dài hạn và bền vững.
- Đầu tư mua đáy bán đỉnh sẽ có kết quả tối ưu nếu bạn giỏi toán.
Quan điểm của tác giả về mối tương quan giữa đạo đức học và kinh tế học:
- Đạo đức học thể hiện cách mà người ta muốn thế giới vận hành.
- Kinh tế học cho thấy cách mà thế giới thật sự vận hành.
Quan điểm của tác giả về sự khác biệt giữa thông minh và sáng tạo:
- Thông minh là lặp lại một cách linh hoạt, như áp dụng công thức vào các dạng bài tập.
- Sáng tạo là đóng góp mới về chất, cao hơn trong quá trình sản xuất vật chất và tinh thần.
Cấp độ sáng tạo:
- 1. Mức độ thấp của sự sáng tạo là cách chứng minh mới đối với kết luận cũ, hoặc do vận dụng vào cuộc sống
mà có những cải biên, cải tiến cách làm so với cách cũ.
- 2. Cao hơn là tìm được những hình thức mới, những thuộc tính mới của sự vật, hiện tượng, hoặc phương pháp
giải quyết mới.
- 3. Cao hơn nữa là khám phá ra bản chất mới, quy luật mới, quá trình mới, hoặc dự báo những xu hướng mới.
- 4. Cao nhất là, do những khám phá mới mà nhờ nó đã mở ra một khuynh hướng mới, một giai đoạn mới cơ bản
trong khoa học, trong văn hóa, trong chính trị xã hội.
Quan điểm của UNESCO về giáo dục:
- Học cách biết.
- Học cách làm.
- Học để kết nối.
- Học để phát triển bản thân.
- Học để thay đổi mình và thay đổi thế giới tốt đẹp hơn.
Quan điểm của tác giả về giáo dục:
1. Học để tạo ra sản phẩm giải quyết vấn đề thực tế trong cuộc sống (chủ nghĩa hoàn hảo của người Đức).
2. Nên dạy 2 thứ: Dạy làm người, dạy làm ăn.
3. Nên học để trở thành kỹ trị (kỹ sư + quản trị kinh doanh).
4. Nên kết hợp: Thiết kế + công nghệ + kinh doanh.
5.
Tư duy hệ thống, thiết kế ngược và phần mềm, game mô phỏng 3D sẽ định hình lại thế giới.
6. Khi học, làm và tranh luận nên dùng tư duy Tây vì nó khuyến khích suy nghĩ độc lập, tự suy luận, đặt câu
hỏi, nói chuyện bài bản, có cơ sở khoa học và thực tiễn.
7. Bằng cấp và điểm số không quan trọng, vì đó là kiến thức cũ và là lý thuyết trên giấy.
Tìm ra kiến thức mới và ứng dụng kiến thức vào cuộc sống mới quan trọng.
8. Ngôn ngữ thể hiện văn hóa. Ngôn ngữ Việt Nam thường gắn liền với lúa gạo và sông nước.
9. Sự học không có đường tắt.
10. Không ai muốn làm giàu chậm.
11. Việc học phải đem lại niềm vui.
12. Chơi là hình thức học tập cao nhất.
13. Thời điểm tốt nhất để học sâu nên là sau đại học.
14. Năng lực quản lý bắt nguồn từ năng lực cá nhân.
15.
Giáo dục Việt Nam không có giáo viên giỏi về khoa học ứng dụng cũng như không sống trong môi trường có
nhiều người lớn giỏi về khoa học tự nhiên. Người Việt Nam chủ yếu giỏi về toán học, khoa học lý
thuyết. Có thể làm luận án, giải bài tập trên giấy rất tốt, nhưng chỉ có vậy...
16. Phát triển nghề nghiệp liên tục (Continiuous Professional Development - CPD).
17. Sự ảnh hưởng của Tam giáo (Lão, Nho và Phật) ở Việt
Nam đã làm chậm đi sự phát triển của khoa học kỹ thuật, thương nghiệp và hàng hải.
18.
Phần lớn người Việt vốn rất yếu về lý luận, và coi thường lý luận. Hậu quả là phát triển đất nước theo hướng
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mô hình này chưa tiền lệ.
Các nhà hoạch định chiến lược chưa bao giờ xây dựng công ty từ số 0 nên không biết tại sao phải làm, làm cái
gì và làm như thế nào.
19. Trường chuyên Tây tìm nhà phát minh, trường Việt luyện 'gà chọi'.
20. Trí thức càng hạn hẹp, càng bảo thủ, cố chấp.
21. 3 kỹ năng quan trọng trong đời:
- Nghiên cứu, thiết kế sản phẩm mẫu.
- Sản xuất hàng loạt.
- Marketing sau khi hiểu rõ sản phẩm.
Dạy và học Toán ở Mỹ và Singapore:
1. Quan sát các tình huống thực tế và phát hiện ra vấn đề cần giải quyết.
2. Tìm kiếm 1 mô hình Toán học thể hiện được bản chất của vấn đề thực tế đó.
3. Giải quyết mô hình Toán học trên và tìm ra đáp án.
4. Áp dụng kết quả có được vào tình huống thực tế để giải quyết vấn đề.
Dạy và học Toán ở Việt Nam:
Chúng ta cắt đầu, cắt đuôi, chỉ giữ lại 2 bước giữa: 2 và 3. Bịa đặt ra bài toán và yêu cầu học sinh
giải bài toán đó cho ra kết quả. Chấm hết.
Quan điểm của tác giả về phát triển xã hội:
- Phát triển nhân sinh quan sẽ phát triển thế giới quan.
Quan điểm của tác giả về sự khác nhau ở khái niệm giữa xây dựng và phát triển:
Xây dựng:
- Là xây cái nhà xong rồi đi.
Phát triển:
- Đi bộ, đi xe đạp, đi xe honda, đi xe hơi, đi máy bay...
- Windows 7, Windows 8, Windows 10, Windows 11...
Mục tiêu của tác giả:
Ứng dụng kiến thức:
- Khoa học tự nhiên
- Khoa học xã hội
- Triết học
- Nghệ thuật
- Mỹ học
vào cuộc sống.
Quan điểm của tác giả về sử dụng nhân sự:
- Nhân sự giỏi không quan trọng.
- Nhân sự phù hợp mới quan trọng.
Quan điểm của tác giả về sử dụng công cụ lao động:
- Người ta thiết kế ra cây chổi dùng để quét nhà.
- Người ta thiết kế ra bàn chải dùng để đánh răng.
Quan điểm của tác giả về chất lượng sản phẩm:
- Xã hội nào thì sản phẩm nấy.
- Hệ thống được thiết kế như thế nào sẽ cho ra kết quả như thế ấy.
Quan điểm của tác giả về hạnh phúc:
- Hạnh phúc là tìm thấy niềm vui trong công việc.
- Hạnh phúc là vừa ăn ngon vừa nói chuyện với người yêu thương.
Quan điểm của tác giả về cách mạng xanh:
- Ứng dụng khoa học (cách mạng 4.0) để phát triển hòa hợp với thiên nhiên.
Quan điểm của tác giả về âm nhạc:
- Âm nhạc hay nhất là âm nhạc chạm đến trái tim của người nghe.
- Ca sĩ nên có khả năng sáng tác (bao gồm cả phần đệm) để có thể truyền tải hết câu chuyện, tiếng lòng và cá
tính của mình vào trong tác phẩm.
- Nhạc sĩ tạo ra ca sĩ chứ không phải ngược lại.
- Sự phổ biến của nhạc não lòng, bi lụy, cam chịu... phản ánh sự bất lực của người dân đối với cuộc sống
hiện thực.
- Lời bài hát là tiếng lòng, nhạc nền là dòng chảy của tâm trạng.
- Khi vui ta nghe giai điệu, khi buồn ta nghe ca từ.
Quan điểm của tác giả về người giỏi:
- Hãy kể về 1 gian đoạn khó khăn của bạn và bạn đã vượt qua nó như thế nào?
- Hãy nói cho mình nghe những gì bạn biết trừ những gì bạn được học ở trường lớp?
- Hãy cho mình xem sản phẩm của bạn.
Quan điểm của tác giả về cấp độ tư duy:
1. Biết (Knowledge).
2. Hiểu (Comprehension).
3. Làm được (Application).
4. Phân tích (Analysis).
5. Tổng hợp (Evaluation).
6. Sáng tạo phá hủy - Vượt ra khỏi cái hộp (Creative Destruction).
Cảm nhận của tác giả về nền giáo dục:
- Chúng ta đang sống trong xã hội hiếu học lạc hậu.
Văn Như Cương
Quan điểm của tác giả về bất động sản:
Nên phát triển bất động sản để xây nhà xưởng hoặc khu công nghiệp:
- Tạo ra thêm doanh nghiệp.
- Tạo ra thêm việc làm.
MỤC LỤC
-
HỌC
-
LÀM
-
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ
-
KIẾN TRÚC
-
XÂY DỰNG
-
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
-
ĐIỆN - NĂNG LƯỢNG
-
ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG
-
CƠ KHÍ CHẾ TẠO
-
Ô TÔ
-
NÔNG NGHIỆP
-
TOÁN HỌC
-
VẬT LÝ
-
HÓA HỌC
-
SINH HỌC
-
TIẾNG ANH
-
NGỮ VĂN
-
LỊCH SỬ
-
ĐỊA LÝ
-
ÂM NHẠC
-
KHỞI NGHIỆP
-
ĐẠO - ĐƯỜNG
-
PHÁT MINH - SÁNG TẠO
-
HÀI
Quan điểm của tác giả về điều mà 1 quốc gia cần có để tạo nên sự phát triển và thịnh vượng:
- Thị trường và môi trường tự do, không bị áp đặt, hạn chế.
- Sử dụng nhân tài quan trọng hơn có bao nhiêu nhân tài.
Quan điểm của tác giả về sự khác nhau giữa văn hóa kinh doanh Hoa Kỳ và văn hóa kinh doanh Nhật Bản:
Hoa Kỳ:
- Người Mỹ có chiến lược của một tập đoàn công nghiệp mạnh nhằm chiếm lĩnh thị trường. Nhưng cái Targeting tức là xác định mục tiêu để tiêu diệt đối
phương bằng cách chọn một khâu yếu, một mắt xích mỏng manh trong chuỗi xích, sau đó mở rộng và
chuyển sang các mục tiêu khác, điều đó người Mỹ không làm. Họ không làm bởi vì điều đó không nằm
trong nền văn hóa của họ. Đầu tư của Hoa Kỳ không gây ra vấn đề gì, thường họ hợp tác với hệ thống
sản xuất tại chỗ.
- Phong cách win-win (cả 2 cùng có lợi).
Nhật Bản:
- Dưới hình thức gia công đặt hàng, các xí nghiệp Nhật Bản mua của các công ty Nhật Bản một tỷ
trọng cực lớn hoặc nhập khẩu từ Nhật Bản, hoặc từ các công ty Nhật Bản tại chỗ. Điều đó có nghĩa là,
kể cả dưới hình thức gia công đặt hàng, tức là một hình thức làm ăn bao quát nhất, người Nhật vẫn chỉ
làm ăn giữa họ với nhau.
- Khi hợp tác kinh doanh với người Nhật mà mang nguyên tắc win-win ra để nói chuyện ngay từ đầu thì có đến 99,99% là thất bại. Bởi với người Nhật, trong kinh doanh mối quan hệ mới là quan trọng nhất.
Họ tin tưởng sâu sắc rằng bạn bè thì chỉ làm điều tốt cho nhau, làm ăn với bạn bè thì không bao giờ bị chơi xấu, trước sau rồi cũng có lợi, win-win chỉ là hệ quả của mối quan hệ làm ăn giữa những người bạn mà thôi.
Hệ quả:
- Việc đầu tiên khi bắt đầu mối quan hệ thương mại, người Nhật luôn khởi đầu bằng việc xây dựng các mối quan hệ, gặp gỡ ở văn phòng, đi ăn, đi chơi với nhau, gặp gỡ từ cấp thấp, cấp trung rồi đến cấp cao, hợp tác việc nhỏ trước, có kết quả rồi, hiểu nhau rồi, là bạn bè rồi, mới hợp tác việc lớn hơn.
Người Nhật sẽ rất ngạc nhiên, rất dị ứng với những ai mới gặp, mới làm quen đã đi ngay vào công việc, đã giới thiệu ngay về sản phẩm, dịch vụ, giá cả, đã đi ngay vào nguyên lý win-win.
- Làm ăn với người Mỹ có thể có hợp đồng rất nhanh nhưng cũng có thể mất khách hàng rất nhanh, còn làm ăn với người Nhật thường có hợp đồng rất chậm, nhưng mối quan hệ làm ăn rất bền chặt, ngay cả khi gặp khó khăn người Nhật cũng không bỏ đối tác của mình.
Quan điểm của tác giả về nghịch lý giáo dục Việt Nam:
- Học sinh, sinh viên thì ít hỏi, mà cán bộ công chức cái gì cũng phải hỏi.
-> Cán bộ không dám làm vì không biết làm thế nào cho đúng -> Giáo dục không định hướng để tranh luận về tiêu chuẩn của cái đúng.
- Nên thay "Tiên học lễ - Hậu học văn" thành "Tự do - Tự lập - Tự trọng".
Quan điểm của tác giả về những bộ phim nên xem nếu bạn thích khoa học, kinh doanh, giáo dục, chiến lược:
- Thám tử lừng danh Conan - Detective Conan (Drama Anime) (1994). Nhiều phần.
- Vua trò chơi Yugioh (1998) (Drama Anime). Nhiều phần.
- Trân Châu cảng - Pearl Harbor (2001).
- Bằng chứng thép - Forensic Heroes (2006). Nhiều phần.
- 3 chàng ngốc - 3 Idiots (2009).
- Trinh Quan trường ca (2010).
- Tam quốc diễn nghĩa (2010).
- Chiến hạm - Battleship (2012).
- Vương giả thiên hạ - Kingdom (Drama Anime) (2012). Nhiều phần.
- Huyền thoại táo - Jobs (2013).
- Jack Đại Chiến Người Khổng Lồ - Jack the Giant Slayer (2013).
- Người giải mã - The Imitation Game (2014).
- Bọ cạp - Scorpion (2014). Nhân vật chính là Walter O'Brien. Nhiều phần.
- Anh chàng bất tử - Forever (2014). Nhiều phần.
- Người về từ Sao Hỏa - The Martian (2015).
- Đại suy thoái - The Big Short (2015).
- Bộ ba ưu việt - Hidden Figures (2016).
- Tiến sĩ Đá - Dr.Stone (Drama Anime) (2017).
- Trận chiến Midway - Midway (2019).
- Bê bối dữ liệu - Cambridge Analytica (The Great Hack) (2019).
- Nghịch Thiên Kỳ Án - Sinister Beings (2021).
- 13 sinh mạng - Thirteen Lives (2022).
Quan điểm của tác giả về tư bản:
- Những kẻ cuồng tín thường khen tư bản đến tột cùng mà không biết tư bản
phải gắn liền với giá trị thặng dư, không bóc lột thì sẽ đi ăn cướp.
Tất nhiên họ có cái gì hay thì ta nên học, cái gì tốt nên theo.
Nhưng đi lừa bóc lột hay đi ăn cướp thì cần phải lên án.
Quan điểm của tác giả về dạng năng lượng mà Việt Nam nên phát triển:
- Điện sinh khối.
- Điện hạt nhân mini.
Quan điểm của tác giả về việc bỏ Tết Ta:
Phản biện:
- Các nước Âu Mỹ không cúng bái, không tiễn ông bà Táo, không đốt tiền vàng mã, họ vẫn hạnh phúc và giàu có
hơn Việt Nam.
- Việt Nam có làm thêm 7 ngày Tết cũng không giàu lên được.
- Nếu bỏ Tết Ta, có rất nhiều ngành sẽ bị ảnh hưởng doanh thu.
Tết nên:
- Xem đây là dịp vui vẻ, nghỉ ngơi, thư giãn và du lịch.
- Nên loại bỏ lễ nghi, quy tắc, thói đạo đức giả, sự lãng phí và tận hưởng thời gian bên gia đình, bạn bè.
- Ý nghĩa của Tết nằm trong cảm xúc, cảm nhận của cá nhân chứ không phải nằm trong những nghi thức màu mè
sáo rỗng.
Quan điểm của tác giả về Toán học:
- Đây là một công cụ tri thức luôn nỗ lực tìm ra đáp án thông qua các con số.
Quan điểm của tác giả về ngành IT:
Ngành IT không phát triển mỗi ngày đồng nghĩa với cái chết.
Sức mạnh ngành IT nằm ở 2 từ "kế
thừa":
- Kế thừa kiến thức khoa học.
- Kế thừa cơ sở dữ liệu.
- Kế thừa cơ sở hạ tầng.
1. Có 2 thứ không thay đổi:
- Logic học của Toán Rời Rạc.
- Kiến thức nền tảng.
2. Khả năng tự học cao:
- Lên Youtube học, sau đó lên Google search, còn ko biết nữa thì đi hỏi. IT mà không có khả năng tự học
thì nên bỏ ngành.
3. Nên đam mê 3 môn:
- TOÁN HỌC.
- TIN HỌC.
- TIẾNG ANH.
4. Học mỗi ngày, học suốt đời.
5. Ngôn ngữ không quan trọng, thuật toán mới quan trọng:
- Giải phương trình bậc 2, giải bằng PASCAL hay giải bằng C, thì lưu đồ và thuật toán là như nhau, chỉ
có ngôn ngữ khác nhau, ngôn ngữ khác nhau dẫn đến cú pháp khác nhau.
6. Có vài lý do 9 khi chọn công nghệ:
- Cộng đồng dùng nhiều (UltraViewer, AnyDesk hoặc Google Meet hỗ trợ bạn ngay lập tức).
- Công ty nào phát triển, điều này ảnh hưởng đến tuổi thọ của công nghệ (React của Facebook, Angular của
Google, Vue của cộng đồng người Trung Quốc...)
- Khi nào thì dùng công nghệ đó. (Làm 1 ứng dụng chuyển tiền, đang chuyển cúp điện thì làm bằng php hay
asp, cái nào tốt cho người dùng hơn ?)
7. Đặc thù ngành:
- Tất cả mọi thứ đều chạy trên máy tính (cpu).
- Chỉ bị 1 giới hạn duy nhất: trí tưởng tượng.
8. Nền tảng ngành:
- Cấu trúc dữ liệu và giải thuật (thuật toán).
- Cơ sở dữ liệu, mạng máy tính (CCNA).
- Kỹ thuật lập trình, lập trình hướng đối tượng.
- Ngôn ngữ C, nâng cao: Hợp ngữ.
- Lý do: Kernel - nhân hệ điều hành được viết bằng C.
9. Tái bút:
- Cập nhật kiến thức mỗi ngày.
- Học để lĩnh hội kiến thức, không dùng mẹo để vượt qua các kỳ thi - đường dài mới biết sức ngựa.
- Mỗi nền tảng nên học 1 công nghệ sau đó học sâu (ví dụ: App mobile dùng Flutter, phần mềm dùng
WPF....).
- Tối ưu tài nguyên: phần cứng (dung lượng) và độ phức tạp thuật toán là 1 điều khó, nhưng nếu làm
được thì đó là minh chứng cho khả năng bạn có thể đi xa trong ngành.
- Không bốc đồng, không nên đưa ra quan điểm chủ quan, hãy học tốt kiến thức nền tảng của lĩnh vực mình
theo đuổi sau đó dựa vào kiến thức nền tảng đó mà phát biểu hoặc suy luận.
- Trong công ty có 12 danh mục, công nghệ chỉ là 1 trong số đó, công nghệ không phải là vạn năng, đừng
nghĩ mình cao quá...
- Thế giới này không phải chỉ có ngành IT, hãy dành thời gian tìm đọc tài liệu về kiến thức cơ bản của
những ngành khác, sẽ có thu hoạch bất ngờ (giao tiếp tốt với người ngoài ngành, thụ phấn chéo giữa các
ngành...).
10. Phần mềm lập trình IDE:
- IDE đầu tiên khi học C nên dùng dev C, học đến lập trình hướng đối tượng (họ nhà C: C, C++, C#) thì
chuyển qua Microsoft Visual Studio.
- Đặt breakpoint trong IDE để mô phỏng từng bước code chạy, hoặc mô phỏng với web pythontutor (Google gõ:
pythontutor).
- Lý do 1: Đi xe đạp trước khi đi máy bay.
- Lý do 2: Microsoft Visual Studio có thể dùng khi đi làm.
11. Laptop:
- Laptop đầu tiên nên dùng Dell hoặc HP (hệ điều hành Windows), ram 8GB (có thể nâng lên 16GB khi cần),
cpu thế hệ mới nhất - hậu tố X/XE/Xeon W..., card rời, ổ cứng ssd.
- Khi học đến lập trình di động hoặc trí tuệ nhân tạo thì nâng lên ram 16GB (hoặc chuyển sang máy
MacBook - laptop chuyên dụng cho lập trình viên).
- Lý do 1: Có 1 giải thưởng tên Turing - tương đương giải Nobel về khoa học máy tính, phần lớn người Mỹ
đoạt giải này. Muốn giỏi nhất về công nghệ phải đến Mỹ hoặc liên quan đến Mỹ.
- Lý do 2: Dell và HP khá phổ biến, có thể mượn sạc dễ dàng nếu quên đem.
Quan điểm của tác giả về ngành A.I:
1. Nếu bạn có 1 đứa cháu, bạn sẽ dạy cho đứa cháu đó chạy xe đạp bằng cách nào?
- Cách dễ nhất là bạn chạy trước làm mẫu, sau đó nói đứa cháu đó chạy y chang bạn vừa chạy, đứa cháu đó
không cần biết gì về căm, xích, vận tốc... cũng sẽ chạy được.
2. Có 2 cách làm 1 phần mềm xe tự lái:
- Trực tiếp: Lập trình 1 tỷ dòng if.
- Gián tiếp: Cho 1 người chạy trước trên 1 đoạn đường nhất định, sau đó ghi lại toàn bộ dữ liệu về vận
tốc, góc cua, cách giữ khoảng cách giữa các xe... Sau đó khi phần mềm chạy, bạn kích hoạt lại toàn bộ dữ
liệu ghi được ban đầu, do dữ liệu này là người thật chạy nên nó sẽ đúng.
3. Nền tảng ngành:
- Xác suất thống kê.
- Đại số tuyến tính.
4. Phân hệ:
- Reinforcement Learning (Học tăng cường) - Ứng dụng: Xe tự lái...
- Supervised Learning (Học có giám sát) - Ứng dụng: Phân loại email spam, dự đoán giá nhà...
- Unsupervised Learning (Học không có giám sát) - Ứng dụng: Hệ thống gợi ý mua hàng...
5. Môi trường lập trình:
- Anaconda.
Quan điểm của tác giả về game:
- Game là sản phẩm dùng để thử nghiệm công nghệ mới hoặc ý tưởng mới.
- Hãy chơi theo cách của bạn.
- Trận nào cũng là trận chung kết.
Quan điểm của tác giả về máy móc (robot):
- Máy móc là sự bổ sung cho con người.
- Tự động hóa sẽ giải phóng sức lao động và thúc đẩy nền kinh tế tri thức phát triển.
Quan điểm của tác giả về lập trình:
- Lập trình là lắp ráp Lego bằng dòng lệnh.
Quan điểm của tác giả về thiết kế sản phẩm:
- Nên tư duy từ các nguyên tắc đầu tiên (First Principles).
Quan điểm của tác giả về thiết kế kiểu dáng sản phẩm:
- Đây là sự giao thoa giữa văn hóa, thẩm mỹ và tiện lợi cho người dùng.
- Công việc của nhà thiết kế là khiến cho các mô hình, sản phẩm của ngày hôm nay trở nên lỗi thời vào ngày
mai.
Quan điểm của tác giả về lý thuyết và thực hành:
- Thao trường đổ mồ hôi, chiến trường bớt đổ máu.
Quan điểm của tác giả về quản trị rủi ro:
- Muốn hòa bình, hãy chuẩn bị cho chiến tranh.
- Nếu điều gì xấu có thể xảy ra thì nhất định nó sẽ xảy ra.
- Mỗi giải pháp đều phát sinh ra những vấn đề mới.
Định luật Murphy
Quan điểm của tác giả về "rác" mạng:
- Là sản phẩm có nội dung đi ngược lại luật bất thành văn của đại đa số con người về cách làm, thói
quen, quan điểm sai đúng, trắng đen, lối sống trong cuộc sống hằng ngày.
Quan điểm của tác giả về ngành nên phát triển cho vùng không phù hợp để làm nông, lâm, ngư
ở Việt Nam:
- Ngành công nghệ phần mềm.
Ưu điểm:
- Có thể học và làm online 100%.
- Chỉ cần laptop, điện và wifi.
Nhược điểm:
Quan điểm của tác giả về ngành mà Việt Nam cần nhất:
1. Công nghệ sau thu hoạch.
2. Quy hoạch vùng và đô thị.
Quan điểm của tác giả về sự thay đổi:
Có 2 cách để thay đổi:
- Thay đổi bản thân để phù hợp với thế giới.
- Thay đổi thế giới để phù hợp với bản thân (Elon Musk).
Quan điểm của tác giả về kinh doanh:
- Nên dùng binh pháp Tôn Tử.
- Ở đâu có phàn nàn, ở đó có cơ hội.
Quan điểm của tác giả về điều mà Chính phủ nên làm khi muốn phát triển 1 lĩnh vực:
- Giao cho công ty tư nhân (nội địa) thực hiện.
- Chỉ nên hỗ trợ về pháp lý (và vốn khi cần).
Quan điểm của tác giả về mối liên hệ giữa nhân sự và sản phẩm được tạo ra từ nhân sự đó:
- Chất lượng của một hệ thống giáo dục không bao giờ có thể cao hơn chất lượng của giáo viên trong hệ thống
giáo dục đó.
https://trithucvn.org/
- Sự phát triển của doanh nghiệp khó có thể vượt hơn sự phát triển tầm vóc của người dẫn dắt doanh nghiệp.
https://cafef.vn/
Quan điểm của tác giả về việc nên làm chuyện lớn 1 mình:
- Những kẻ trí tuệ tầm thường hay lên án những gì vượt quá tầm hiểu biết của họ.
La Rochefoucould
- Không có gì hèn cho bằng khi ta nghĩ bạo mà không dám làm.
Jean Ronstard
- Điều oái oăm là, nếu bạn không muốn liều mất cái gì thì bạn còn mất nhiều hơn.
Erica Jong
Quan điểm của tác giả về những điều mà sách giáo khoa nên có:
- Hướng dẫn người học cách tự học.
- Cập nhật kiến thức mới nhất.
- Nên nói về kiến thức thường thức.
- Diễn giải:
- Nêu lên ví dụ về ứng dụng của nó.
- Lịch sử hình thành.
- Chứng minh.
- Ý nghĩa, bản chất của vấn đề.
- Điều kiện ứng dụng.
- Máy tính sẽ tính toán.
Quan điểm của tác giả về điện ảnh:
Thực trạng phim Việt Nam:
- Đa số phim Việt Nam có nội dung vụn vặt, mô típ lặp lại: Ngoại tình, mẹ chồng nàng dâu,
thiện ngu ngốc, ác tận cùng, khôn lỏi, dùng thủ đoạn để lừa đảo, hại người, phi thực tế, phi
logic...
- Người xem phim không phải là người có trình độ học vấn cao. Sau khi xem xong phim, người xem
sẽ ức chế và đem sự bực mình trút lên người thân.
Nên phát triển phim về nội dung:
- Có thể ứng dụng vào cuộc sống.
- Có tính giải trí cao (những pha đấu trí, hành động mãn nhãn...).
Quan điểm của tác giả về văn hóa:
- Con người tạo nên văn hóa.
- Văn hóa là tấm gương phản chiếu sự phát triển của xã hội.
- Trên đời này làm gì có đường, người ta đi mãi thành đường đó thôi.
Lỗ Tấn
Quan điểm của tác giả về nghệ thuật:
- Nghệ thuật là cảm nhận về cuộc sống thông qua cách mô tả của tâm hồn.
- Bạn dùng gương để ngắm gương mặt mình, bạn dùng nghệ thuật để ngắm tâm hồn mình.
George Bernard Shaw
Quan điểm của tác giả về tiền điện tử:
- Đây không phải là một kho lưu trữ giá trị an toàn và cũng không phải là một mạng lưới thanh toán khả thi.
https://genk.vn/
Quan điểm của tác giả về đạo đức nghề nghiệp:
- Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật
là đê tiện.
Nam Cao
Quan điểm của tác giả về bi quan:
- Xưa nay chưa có sự thật nào tốt đẹp.
- 1 số người không đủ thông minh để làm cha, làm mẹ.
- Lời nói thường rẻ hơn hành động.
- Đằng sau mọi gia sản kếch xù là 1 tội ác.
Bố Già của Mario Puzo
Quan điểm của tác giả về lạc quan:
- Không ngông cuồng uổng thiếu niên.
- Chỉ bằng cách phá hủy mọi thứ, chúng ta mới có thể xây dựng lại một trật tự mới.
- Tư duy nào, số phận ấy. Suy nghĩ tạo ra hành vi, hành vi tạo thói quen, thói quen tạo tính cách, tính cách
làm nên số phận.
Quan điểm của tác giả về cảm nhận cuộc sống:
Dân hai nhăm triệu ai người lớn
Nước bốn nghìn năm vẫn trẻ con.
Tản Đà
Quan điểm của tác giả về chiêm tinh, tử vi, tướng số, phong thủy:
- Nên dùng thiên văn học vì nó chính xác và thực nghiệm hơn.
Quan điểm của tác giả về cầu cơ:
- Nên dùng xác suất thống kê vì nó chính xác và thực nghiệm hơn.
Quan điểm của tác giả về tín ngưỡng, tôn giáo:
- Dựa vào bản thân (khoa học) tốt hơn dựa vào niềm tin (thần linh).
- Con người tạo ra tôn giáo để tự giải thích những điều mình chưa biết.
Quan điểm của tác giả về mô hình phát triển kinh tế phù hợp nhất với Việt Nam:
1. Mô hình công ty gia đình Chaebol (Hàn Quốc):
- Vào năm 1990, người dân Hàn Quốc lưu truyền rộng rãi một câu chuyện vui như sau: Nhân viên của "Tứ đại tài phiệt"
- 4 chaebol hàng đầu Hàn Quốc - gặp một con gấu. Họ sẽ làm gì?
- Câu trả lời: Nhân viên Hyundai không chút do dự, chiến đấu với con gấu cho đến chết. Nhân viên Daewoo sẽ gọi cho
Chủ tịch Kim Woo-jung và đợi lệnh của ông. Nhân viên Samsung sẽ tổ chức một cuộc họp – dù con gấu vẫn đứng đó - để
thảo luận về cách đối phó. Nhân viên LG thì đợi phản ứng của Samsung, sau đó làm theo.
- Có thể nói, các chaebol chính là những "chàng hoàng tử" của cố Tổng thống Park Chung-hee vào thế kỷ 20, được "nuôi
nấng" với sứ mệnh kéo Hàn Quốc ra khỏi cảnh nghèo khó thời hậu chiến. Và đúng là chỉ trong vòng 20 năm, chaebol
thống trị lĩnh vực công nghiệp và đặc biệt phổ biến trong 3 ngành sản xuất, thương mại và công nghiệp nặng, mang lại
"kỳ tích sông Hán" – cú nhảy vọt của kinh tế Hàn Quốc. Vào những năm 1990, Hàn Quốc là một trong những nước công
nghiệp mới lớn nhất và tự hào về mức sống tương đương với các nước công nghiệp.
- Cố Tổng thống Park Chung-hee là người đặc biệt đề cao tầm quan trọng của công nghiệp hóa, tập trung chiến lược
phát triển kinh tế xoay quanh các tập đoàn lớn, bảo hộ cạnh tranh và hỗ trợ tài chính cho họ, được coi là "chủ nghĩa
tư bản có hướng dẫn".
- Sự đổi mới và sự sẵn sàng để phát triển các dòng sản phẩm mới là rất quan trọng. Trong những năm 1950 và đầu những
năm 1960, chaebol tập trung vào tóc giả và dệt may; vào giữa những năm 1970 và 1980, các ngành công nghiệp nặng,
quốc phòng và hóa học đã trở nên chiếm ưu thế. Vào đầu những năm 1990, sự tăng trưởng thực sự đã xảy ra trong ngành
công nghiệp điện tử và công nghệ cao. Chính vì thế mà mô hình chaebol mà ta đang thấy ngày nay phần lớn đều là các
tập đoàn đa ngành.
- Tuy nhiên, quá trình công nghiệp hóa do chaebol dẫn đầu đã khiến rất nhiều quyền lực và lợi ích kinh tế tập trung
trong tay một số ít các tập đoàn.
Lý do không phù hợp:
+ Chúng ta không có tầm nhìn dài hạn, không có tư duy hệ thống.
+ Chúng ta không thể ra kế hoạch chi tiết từng bước và thực hiện nó, kiểm tra kết quả, điều chỉnh và thực hiện
đến khi hoàn thành mục tiêu.
+ Chúng ta chưa có người đủ tầm và năng lực để thực hiện.
+ Chúng ra ỷ lại vào rừng vàng biển bạc.
2. Mô hình công ty gia đình Mittelstand (Đức):
- Mittelstand là lớp doanh nghiệp gia đình quy mô nhỏ và vừa, là xương sống của nền kinh tế lớn nhất châu Âu tập
trung vào một ngành duy nhất và có chuyên môn cao. Các mittelstand này tạo ra mọi thứ: keo gắn dùng cho điện thoại
di động, thức ăn cho cá cảnh và những bộ tai nghe đắt nhất thế giới.
- Hãy tưởng tượng nhà bạn có một chiếc máy in gia truyền, kỷ vật do cụ cố để lại. Và bằng một cách thần kỳ nào đó,
chiếc máy in này hoạt động "ngon lành" trong suốt trăm năm, nhưng không may đến một ngày đẹp trời lại "lăn đùng" ra
vì hỏng một linh kiện mà bạn không biết là giờ có ai còn sản xuất hay không.
- Đừng nản chí, nếu linh kiện đó được sản xuất ở Heidelberger Druckmaschinen, bạn vẫn có thể đặt hàng mua lại chính
xác như vậy, dù đúng là nó đã được sản xuất cách đây… 100 năm.
-Thứ nhất, các mittelstand tập trung cao độ vào mong muốn của khách hàng toàn cầu. Các công ty này đều thống nhất
một quan điểm: "Chúng tôi không cố gắng trở thành công ty lớn nhất. Chúng tôi muốn trở thành người giỏi nhất trong
lĩnh vực của mình cam kết lâu dài với lĩnh vực này".
Joachim Kreuzburg, Giám đốc điều hành của Sartorius, một công ty nuôi cấy tế bào nói: "Chúng tôi không đào vàng.
Chúng tôi bán xẻng cho người đào vàng".
- Thứ hai, các mittelstand tin rằng lợi nhuận ngắn hạn không phải là tất cả. Không phải ngẫu nhiên mà chỉ có một số
rất ít mittelstand được niêm yết trên sàn chứng khoán. Họ thường duy trì tối đa cổ phần kiểm soát trong tay gia
đình. Mục tiêu bền bỉ là giá trị lâu dài. Andreas và Daniel Sennheiser, đồng CEO của nhà sản xuất thiết bị âm thanh
Sennheiser khẳng định: "Điều quan trọng đối với chúng tôi là giữ tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao và không lỗ. Một số người
có thể nói rằng chúng tôi có ác cảm với rủi ro.
- Tất nhiên, định hướng của các mittelstand cũng đi kèm với rủi ro. Họ có thể sẽ chao đảo khi không có kế hoạch kế
nhiệm rõ ràng cho thế hệ tiếp theo. Một nguy cơ khác là xảy ra chiến tranh gia tộc khi sự đố kị, ác cảm hoặc sự ganh
đua giữa anh chị em xảy ra; Haribo và Fischerwerke là những ví dụ gần đây của các công ty đã tự hủy hoại mình theo
cách này.
- Các chuyên gia tin rằng, những mittelstand này chính là hiện thân của nền kinh tế Đức. Giá trị cốt lõi của họ thể
hiện tố chất người Đức – bảo thủ, cần mẫn và thận trọng - rõ nét hơn nhiều so với các thương hiệu công nghiệp lớn.
Lý do không phù hợp:
+ Giáo dục Việt Nam chỉ tập trung dạy để vượt qua cách kỳ thi, lấy bằng cấp chứ không phải kỹ năng nghề
nghiệp.
+ Giáo dục Việt Nam không dạy để tạo ra sản phẩm, không học sâu đến gốc rễ và phát triển kiến thức ở 1 tầng
cao hơn.
+ Bệnh thành tích xuất hiện ở mọi nơi. Chúng ta có nhiều giải Olympic nhưng không hề có 1 giải Nobel về khoa
học tự nhiên nào.
+ Thầy, cô, cha, mẹ dạy học sinh, con cái học để kiếm nhiều tiền, xây nhà lầu, mua xe hơi chứ không phải học để
trở thành người tốt, trở thành người có ích cho xã hội.
+ Không có khả năng kết hợp kiến thức cũng như kỹ năng của các ngành lại với nhau.
3. Mô hình hệ sinh thái công nghệ Silicon Valley (Mỹ):
- Thung lũng Silicon là một thuật ngữ dùng để chỉ một khu vực thuộc miền Bắc California tập trung ở Thung lũng Santa
Clara, nơi có nhiều công ty hàng đầu và có công nghệ đột phá và sáng tạo, bao gồm Apple, Google, Facebook và
Netflix.
- Điểm nổi bật của Thung lũng Silicon là số lượng các công ty công nghệ thành lập và có trụ sở tại đó. Thuật ngữ này
đã trở nên nổi bật trong 1970 để chỉ sự phát triển của khu vực và sự phụ thuộc công nghệ vào bóng bán dẫn silicon,
được sử dụng trong tất cả các bộ vi xử lí hiện đại.
- Nhiều công ty công nghệ nổi tiếng đã được thành lập tại Thung lũng Silicon, khiến khu vực này trở thành điểm đến
hấp dẫn đối với các nhà đầu tư mạo hiểm. Năm 2017, các công ty có giá trị nhất có trụ sở tại Thung lũng Silicon bao
gồm Alphabet (Google), Apple, Chevron, Cisco Systems, Facebook, Intel, Netflix, Nvidia, Oracle, Visa và Wells Fargo.
Tính đến năm 2018, 39 công ty trong danh sách Fortune 1000 có trụ sở tại Thung lũng Silicon.
Gốc rễ thành công của Thung lũng Silicon:
- Silicon Valley không hình thành bởi học thuật, ngành công nghiệp hay thậm chí nguồn vốn của chính phủ Mỹ. Thung
lũng Silicon là tác phẩm của con người và các mối quan hệ mà ông Frederick Terman nuôi dưỡng cẩn thận giữa các khoa
trong trường Stanford và các lãnh đạo ngành.
- Giáo sư AnnaLee Saxenian của Đại học California hiểu được tầm quan trọng của con người, văn hóa và sự kết nối.
Cuốn sách “Regional Advantage: Culture and Competition in Silicon Valley” năm 1994 của bà so sánh sự phát triển của
Silicon Valley với Đường 128 bao quanh Boston để giải thích vì sao không khu vực nào có thể lặp lại thành câu chuyện
thành công của thung lũng.
- Bà Saxenia lưu ý cho đến thập niên 70, Boston vẫn vượt xa Silicon Valley về hoạt động khởi nghiệp và đầu tư mạo
hiểm. Nó có lợi thế khổng lồ vì gần với các trung tâm công nghiệp bờ Đông. Đến thập niên 80, Thung lũng Silicon và
Đường 128 tương đối giống nhau: đều bao gồm cả doanh nghiệp lớn và nhỏ, các đại học đẳng cấp thế giới, các nhà đầu
tư mạo hiểm, nguồn vốn quân sự. Sau này, Silicon Valley vượt qua và bỏ xa Đường 128.
- Gốc rễ của vấn đề chính là văn hóa. Đó là tỷ lệ nhảy việc và thành lập công ty cao tại Silicon Valley, mạng lưới
chuyên gia và trao đổi thông tin dễ dàng. Các doanh nghiệp tại thung lũng hiểu rằng vừa hợp tác vừa cạnh tranh dẫn
đến thành công. Hệ sinh thái tại đây ủng hộ các thử nghiệm, chấp nhận rùi ro và chia sẻ bài học thành công, thất
bại. Nói cách khác, Silicon Valley là một hệ sinh thái mở, một mạng xã hội đời thực rộng lớn, tồn tại rất lâu trước
khi Facebook ra đời.
- Chưa kể, Thung lũng Silicon còn có khí hậu tuyệt vời, gần núi, đại dương, vô số đường mòn đi bộ trong công viên
quốc gia. Những điều này góp phần nuôi dưỡng nền văn hóa lạc quan và cởi mở.
- Cần lưu ý rằng từ năm 1995 đến 2005, 52,4% startup khoa học – công nghệ tại Silicon Valley do một hoặc hơn một
người không sinh tại Mỹ sáng lập. Tỉ lệ cao gấp đôi so với cả nước. Những người nhập cư đến Thung lũng Silicon cảm
thấy dễ thích nghi và hòa nhập. Họ có thể học các quy tắc gắn kết, tạo ra mạng lưới riêng và tham gia một cách bình
đẳng. Trụ sở của các công ty như Google giống như Liên Hợp Quốc vậy. Những quầy ăn không chỉ phục vụ xúc xích mà còn
cả đồ ăn Trung Quốc, Mexico hay Ấn Độ.
- Chính sự đa dạng đó dẫn dắt tiến bộ. Sự hiểu biết về thị trường toàn cầu mà người nhập cư mang lại, kiến thức họ
có
về các lĩnh vực khác nhau, các liên kết mà họ cung cấp cho quê nhà… đã mang đến cho thung lũng một lợi thế cạnh
tranh khổng lồ. Từ sản xuất chip máy tính, radio, Silicon Valley tạo ra công cụ tìm kiếm, mạng xã hội, thiết bị y tế
và công nghệ năng lượng sạch.
- Tất nhiên, Silicon Valley không hoàn hảo. Chẳng hạn, phụ nữ và nhóm người thiểu số thường vắng mặt trong hàng ngũ
lãnh đạo cao cấp. Các nhà đầu tư mạo hiểm có tâm lý bầy đàn, phần lớn tài trợ cho các startup tạo ra kết quả ngắn
hạn, dẫn tới sự bùng nổ của các ứng dụng chia sẻ hình ảnh và mạng xã hội. Giá bất động sản cao tới mức hầu hết người
Mỹ không có khả năng chuyển tới đây.
- Những nhược điểm đó làm chậm tiến trình phát triển của Silicon Valley song không khiến nó dừng lại. Thung lũng
Silicon cũng có các đối thủ như New Delhi (Ấn Độ) hay Thượng Hải (Trung Quốc). Dù vậy, sẽ không có một Silicon
Valley nào khác trên thế giới vì tất cả những lý do kể trên.
Lý do không phù hợp:
+ Không có môi trường để học sinh, sinh viên sáng tạo. Giáo trình phần lớn dịch từ nước khác chứ không tự nghiên
cứu. Các trường học phần lớn hình chữ U, màu vàng, copy bản vẽ của nhau. Môi trường giáo dục và giáo trình gần
giống nhau thì làm sao có tư duy khác biệt để so sánh, phản biện mà phát triển?
+ Tư duy ăn chắc mặt bền, kinh doanh "kiểu mì ăn liền", phong cách chụp giật của văn hóa người Việt.
+ Quyết định dựa vào tâm linh (tôn giáo, thầy bói...) nhiều hơn dựa vào khoa học ứng dụng và toán học.
+ Chỉ có thói quen đầu tư tiền vào các trò chơi may rủi (vé số) và đầu cơ bất động sản.
+ Không có văn hóa phản biện cũng như văn hóa từ chức.
+ Chỉ có tầm nhìn nhiệm kỳ, không có tầm nhìn chiến lược.
+ Văn hóa cam chịu và sợ sai, cũng như sợ những gì mình không biết.
Quan điểm của tác giả về cách kiếm tiền của tỷ phú:
- Tỷ phú Mỹ thay đổi thế giới (bằng khoa học công nghệ).
- Tỷ phú Việt thay đổi mục đích sử dụng đất.
Quan điểm của tác giả về ngành quản trị kinh doanh:
1. Quản trị: Quản lý công việc và
trị
người khác.
2. Chức năng:
- Chiến lược: Là đường đi. Đi đúng đường thì đi từ đây đến cuối đời cũng sẽ đến đích. Học để tìm ra
con đường đúng để đi.
- Lãnh đạo: Là nói cho người khác nghe. Phải hội đủ tố chất thì nói người khác mới nghe (quyền pháp
lý-chức vụ, giỏi chuyên môn, đạo đức tốt...)
- Tổ chức: Vào trận bóng đá thì đội hình có 11 vị trí, phải bố trí cho đủ 11 người. Chọn đúng người
vào đúng vị trí. Đội hình cũng chuẩn bị cầu thủ dự bị. Tổ chức công việc trong doanh nghiệp, công ty
cũng tương tự.
- Kiểm tra: Đánh giá kết quả đạt được so với kế hoạch đề ra.
3. Ai nên học?
- Là người sâu sắc trong nhận thức, học toán, triết và logic cực giỏi, có khả năng hùng biện và viết
lách, tổ chức sắp xếp và hướng dẫn người khác.
- Có đầu óc phóng khoáng, cởi mở, cầu tiến; có chí khí cao ngất, không ủy mị tình cảm, nhưng cũng
không khô khan thực dụng: chịu chơi, chơi đẹp, hào sảng, nghĩ lớn: tháo vát, biết quán xuyến từ nhỏ,
tính cách độc lập, có cá tính.
- Sở hữu tính quyết đoán mạnh mẽ, nói phát đứng lên làm ngay, đi ngay, sẵn sàng buông bỏ cái cũ, ưa
mạo hiểm, chịu rủi ro, không bị tâm lý chắc ăn nhược tiểu.
- Để học QTKD thành công, bạn trẻ phải TRẢI NGHIỆM, chấp nhận làm mọi thứ từ lau dọn toilet đến bưng
bê, tài xế, công nhân, PHẢI làm thêm để kiếm tiền đi học. Sinh viên quản trị mà xin tiền cha mẹ thì
xong, hết phim. Những tháng ngày làm thêm rèn cho họ cái thông minh đường phố (street smart), để có
thể DĨ BẤT BIẾN ỨNG VẠN BIẾN với đủ loại người. Và tập cho họ tính thích nghi. Thả ở đâu cũng sống
được. Ăn cái gì, ngủ ở đâu cũng được.
- Làm chân tay nhưng với cái đầu nên làm rất tốt. Trong quá trình làm, họ sẽ nghĩ ra, cải tiến cách
làm sao cho nhanh hơn, đẹp hơn, hiệu quả hơn, ít tốn năng lượng hơn. Phải từ cấp thấp nhất đi lên.
Họ hiểu được tâm tư nguyện vọng của từng vị trí, từng nhân viên, vì họ cũng đã từng. Dù có học ngành
khác, họ cũng tự mày mò rút kết kinh nghiệm quản trị, và dần thành quản lý. Dù bỏ học vẫn làm sếp.
HỌ SINH RA ĐỂ QUẢN CÔNG VIỆC VÀ TRỊ NGƯỜI KHÁC.
4. Ai không nên học?
- Con nhà “chỉ ngồi vào bàn học, giải đề thi, luyện đề, bạn thân là máy tính, ipad”, vừa hết cấp 3
xong, cắp cặp đi học QTKD: không nên. Hàng tháng xin tiền mẹ thì làm sao hiểu được “quản trị tài
chính”. Bạn bè toàn tự sướng facebook thì hiểu gì về “quản trị nguồn nhân lực”. Chưa lao động chân
tay bao giờ thì sơ đồ Gantt trong môn Quản trị sản xuất là cái gì đó vớ vẩn. Tháng nhận từ mẹ 5
triệu nhưng mới nửa tháng phải bịa ra lý do để xin thêm tiền, thì ngồi đó mà phân tích điểm hoà vốn.
18 tuổi trở lên rồi mà còn phụ thuộc cha mẹ, có nghĩa là “QUẢN” bản thân chưa xong, thì không thể
“TRỊ” người khác. Học xong chữ nghĩa trả hết, không nhớ vì không hiểu.
- Học QTKD không khó, lúc nào cũng được, 60 tuổi học vẫn vô. Nhưng 25 tuổi rồi thì học kỹ sư, bác sĩ,
kiến trúc, xây dựng, mỹ thuật, cơ khí, nông nghiệp…rất khó. Nên nếu mình vẫn đam mê QTKD mà chưa có
những tố chất trên, nên học ngành khác. Sau khi tích lũy đủ các điều kiện trên, học QTKD vẫn không
muộn.
- Học sinh trung học nước ngoài có học QTKD? Có. Thứ nhất là dạng cực kỳ xuất sắc, có tố chất lãnh đạo
từ bé, tự vay tiền, tự làm thêm mà đi học. Hoặc cha mẹ nó có cơ ngơi công ty nhà máy, nó vừa học vừa
tham gia quản lý.
- Các chương trình MBA, thạc sĩ QTKD của các ĐH uy tín đều bắt buộc ứng viên phải có vài năm kinh
nghiệm đi làm. Bằng ĐH ngành gì cũng được, kỹ sư càng được hoan nghênh, vì sẽ trở thành nhà kỹ trị.
- Tóm lại, ngành QTKD dành cho bạn trẻ có tố chất và chịu làm, dám làm. Nếu đam mê kinh tế nhưng chưa
có tố chất, có thể chọn các nghề cụ thể, ví dụ kế toán, xuất nhập khẩu, chứng từ văn phòng, thư ký,
tiếp tân, marketing, bán hàng, toán kinh tế, thống kê, bảo hiểm, vận tải, logistic, du lịch, kiểm
toán,… Khối ngành kinh tế dành riêng cho những bạn yêu thích làm ăn, khỏe mạnh, năng động, thích
giao tiếp, hướng ngoại, kỹ năng đàm phán xuất sắc, trí nhớ và tính toán chính xác. Làm kinh tế, sai
1 con số, 1 dấu phẩy, phải đền tiền hoặc đi tù. Riêng ngành quản trị KD, đào tạo lãnh đạo doanh
nghiệp, “lãnh” nghĩa là dẫn, “đạo” là đường, lãnh đạo là người dẫn đường, CEO phải đưa doanh nghiệp
làm ăn có lãi, phải đảm bảo việc làm cho người lao động. Mình như con hươu đầu đàn, phải tìm bãi cỏ
tốt cho cả đàn mình no bụng. Gồng gánh trên vai đầy trách nhiệm, cực khổ nhưng vinh quang.
Quan điểm của tác giả về việc không ham đọc sách của người dân:
- Giáo dục không dạy cho học sinh từ bé thói quen đọc sách, thói quen chủ động ghi chép, thói quen tóm
tắt các ý tưởng trong sách.
- Giáo dục không dạy cho học sinh tư duy độc lập, tư duy phê phán, thói quen đặt ra các câu hỏi.
- Giáo dục chỉ thiên về áp đặt chân lý, luân lý, không khuyến khích học sinh nghi vấn, tìm hiểu, phiêu
lưu, sáng tạo.
- Đọc sách là để được tự do thả mình theo các ý tưởng, để tìm hiểu, để tiếp nhận tri thức, nhưng cũng
còn là để tranh luận, phản biện với sách.
- Giao thông bất tiện, ít ngày nghỉ dài. Ở các nước phát triển, nhiều người đọc sách khi đi trên xe
điện hoặc họ đọc sách vào những kỳ nghỉ.
- Điều kiện sống của người Việt Nam hiện nay cũng rất bất tiện cho việc đọc sách: ồn ào, chật chội. Ít
có phòng đọc sách trong nhà.
- Thói quen ăn uống, sinh hoạt của người Việt Nam: rất dềnh dàng, rườm rà, mất nhiều thời gian.
- Giá sách đắt so với lương cơ bản.
Quan điểm của tác giả về sự khác biệt trong tư duy khi sản xuất sản phẩm của Ta và Tây:
- Kỹ sư Tây dành nhiều thời gian cho nghiên cứu, thiết kế, đo đạc. Sau khi tạo ra sản phẩm mẫu, họ tạo luôn
cả cái khuôn. Sau cùng, họ sản xuất hàng loạt với quy mô công nghiệp.
- Kỹ sư Ta nhạy bén, làm rất nhanh, nhưng chỉ có tư duy sản xuất đơn lẻ, không có tư duy sản xuất công
nghiệp.
Quan điểm của tác giả về điệp khúc được mùa mất giá:
1. Kinh tế học:
- Do vào mùa thu hoạch, lượng trái cây vượt qua nhu cầu tiêu thụ của người dân nên giá chắc chắn sẽ giảm.
Cần xúc tiến thương mại, marketing, mở rộng thị trường tiêu thụ sang các nước khác để có nhiều đầu ra.
2. Xử lý kỹ thuật:
- Xử lý nghịch mùa, xử lý rải mùa để có trái quanh năm, đáp ứng đơn hàng xuất khẩu, tránh tình trạng đụng hàng dội chợ.
- Cần nhiều chuyên gia ở nhiều lĩnh vực để tối ưu hóa chi phí.
3. Đa dạng hóa:
- Tỉnh Kiên Giang có một đặc sản gọi là khóm Tắc Cậu. Người dân trồng khóm theo mô hình ba tầng sinh
thái: khóm-cau-dừa. Dừa cao tầm 20-25m, cau cao tầm 15-20m, bên dưới là khóm. Mô hình này giải quyết 3
vấn đề: Đủ không gian ánh sáng cho 3 loại cây quang hợp, 3 loại cây có thể tạo ra hoa lợi quanh năm, rất
khó để cả 3 loại trái cây rớt giá ở cùng 1 thời điểm. Ngoài ra sản phẩm chủ lực – khóm Tắc Cậu có thể
chế biến ra các sản phẩm khác như: Mứt khóm, kẹo khóm, nước khóm, khóm sấy…
Tại sao Việt Nam vẫn cứ nghèo?
1. Lười biếng, dễ hài lòng:
- Nghỉ hưu sớm:
- Trong xu thế tuổi thọ con người ngày càng tăng, hầu hết các nước đều nâng tuổi về
hưu (Mỹ 67 tuổi, Nhật 68 tuổi, Pháp 62 tuổi…) thì Việt Nam vẫn giữ nữ 55, nam 60 từ cách đây 62
năm khi mà tuổi thọ thấp hơn hiện nay 10 tuổi.
- Lười lao động:
- Ở Thành phố số thanh niên thất nghiệp, không việc làm, ngày ngày la cà quán
sá, cà phê, chơi bài cả ngày. Họ than thở, oán trách đổ lỗi cho chính quyền mà ít người có ý chí
lập nghiệp Start-up. Rất ít người nghĩ mình tự lập nghiệp, tự tạo ra công ăn việc làm cho chính
mình và cho xã hội. Những người có việc làm ở công sở thì hoặc sáng đến muộn giờ, hoặc đến đúng
giờ chỉ để điểm danh rồi đi ăn sáng, giữa giờ làm việc thì lại trốn ra quán cafe giải khát ngồi
tán gẫu. Không ở đâu lại có nhiều quán cafe, giải khát, quán nước vỉa hè nhiều như Việt Nam mà
quán nào cũng đông khách cả trong giờ làm việc.
- Lười suy nghĩ:
- Trừ các học sinh trường chuyên, đa số những trường khác, học sinh rất chi là
lười, đặc biệt là rất lười đọc sách, rất lười tự học. Cứ nhìn số lượng các hiệu sách, số lượng
độc giả đến hiệu sách thì sẽ hiểu người Việt lười đọc sách thế nào.
- Lười vận động:
- Chỉ cần khoảng cách 100m họ cũng đi xe máy thay vì đi bộ (chúng ta đều
biết ở nước ngoài đi bộ 500m – 1Km là chuyện bình thường). Không chịu vận động làm cho người
thiếu sức dẻo dai, ảnh hưởng đến năng xuất lao động. Đi xe máy khi không cần thiết sẽ làm tăng
ùn tắc giao thông, tăng ô nhiễm môi trường, tăng tai nạn giao thông, lãng phí tiền xăng.
2. Tư duy nhỏ, quanh quẩn xó nhà:
- Thể hiện rất rõ trong giao thông:
- Thời trước khi Pháp xâm lược Việt Nam (1858) giao thông của nước Việt chỉ là những con đường
nhỏ cho người đi bộ, ngựa, trâu, bò và xe 2 bánh người kéo (xe kéo chở người, xe chở hàng hoá).
Không có con đường nào rộng đủ cho xe 4 bánh ngựa kéo hay ô tô có thể đi lại được (Các đường
quốc lộ, tỉnh lộ, liên huyện, đường xe điện, đường tàu hoả đều do người Pháp xây dựng sau khi
vào Việt Nam).
- Giao thông toàn đường nhỏ cho người và xe 2 bánh rất lợi hại cho phòng thủ đất nước, chống xâm
lược. Chỉ cần rút lui, vườn không nhà trống rồi tuyệt đường tiếp vận là quân xâm lược tự thua và
rút về nước. Đọc lịch sử Việt Nam thì thấy hầu hết các triều đại, khi ở thế yếu các tướng lĩnh,
vua, chúa Việt Nam đều dùng chiến thuật vườn không nhà chống này để chống xâm lược phương Bắc và
đều giành chiến thắng.
- Thế nhưng để phát triển kinh tế, giao thương thì đường giao thông nhỏ bé là lực cản, là hạn
chế lớn nhất. Con người và hàng hoá không được lưu thông, kinh tế không thể phát triển. Với
đường giao thông nhỏ như vậy thì Việt nam không có công trình nào to cũng dễ hiểu.
- Thể hiện qua biểu tượng của Hà Nội là chùa một cột, một ngôi chùa
có lẽ bé nhất thế giới:
- Trong công viên “Thế giới thu nhỏ” ở Thâm Quyến, mỗi quốc gia người ta xây dựng một công trình
biểu tượng (Pháp thì có tháp Epphen, Mỹ thì có tượng nữ thần tự do, Italia thì có đấu trường La
Mã…). Mỗi công trình người ta thu nhỏ 1/25 so với kích thước thật, riêng chùa một cột vì quá bé
nên người ta thu nhỏ tỷ lệ 1/8. Chúng tôi đi thăm thì tất cả các biểu tượng của các nước khác
đều có thể đi vào bên trong, đi lại được, chỉ có chùa một cột là đứng bên cạnh và nóc chùa chỉ
đến ngang vai.
- Thể hiện trong ruộng đất:
- Được chia nhỏ theo từng thửa, thường là 1 sào 360 m2, với thửa ruộng bé như vậy thì chỉ có thể
làm thủ công với hiệu xuất thấp, không thể tổ chức sản xuất lớn, không thể cơ giới hoá. Khoán
100 năm 1981 và khoán 10 năm 1988 đã thiết lập nên kinh tế hộ gia đình, người nông dân làm chủ
mảnh đất của mình, đã tạo ra cú huých, đột phát đưa nước ta từ chỗ thiếu lương thực thành nước
xuất khẩu gạo thứ 2 thế giới. Nhưng như cái lò xo bị nén được giải phóng đã bung hết cỡ, những
năm gần đây nông nghiệp không còn lực phát triển nữa, bởi bản chất kinh tế hộ gia đình vẫn là
lối tư duy nhỏ bé. Phải làm lớn, tích tụ ruộng đất lớn để sản xuất với qui mô lớn, đưa máy móc,
tự động hoá vào, đặc biệt phải đẩy mạnh nông nghiệp công nghệ cao theo công nghệ của Nhật Bản,
Israel. Chỉ có như vậy nông nghiệp và nông thôn Việt Nam mới có bước phát triển mạnh mẽ, mới có
năng xuất và hiệu suất cao.
- Thể hiện trong việc tổ chức buôn bán thông qua chợ cóc, buôn bán
vỉa hè:
- Vì chợ cóc buôn bán vỉa hè nên xe máy là phương tiện giao thông thích hợp nhất vì có thể dừng
bất cứ lúc nào, bất cứ chỗ nào. Khi xe máy ít thì đúng là rất thuận tiện, nhưng bây giờ khi Hà
Nội có 5 triệu xe và Hồ Chí Minh có 8 triệu xe, nạn kẹt xe thường xuyên xảy ra thì hiệu quả của
cả xã hội rất thấp, mỗi ngày người dân tốn thêm trung bình 45 phút – 75 phút cho việc đi đến
công sở và trở về nhà. Bây giờ chúng ta mới bắt đầu nghĩ đến đường sắt đô thị, metro thì ít nhất
phải 10-15 năm nữa Hà Nội, Hồ Chí Minh mới có hệ thống đường sắt đô thị, metro.
- Thể hiện trong các doanh nghiệp:
- Ai cũng biết doanh nghiệp nhỏ thì năng động hơn, nhưng doanh nghiệp lớn mới có tiềm lực, có
thể đảm nhận những công trình lớn, mới có thể cạnh tranh quốc tế. Rất nhiều doanh nghiệp Việt
nam sau một vài năm thành lập, phát triển thành công một tý, lớn một tý là tách làm hai, làm ba,
kể cả những công ty do 2-3 người bạn thân cùng góp vốn.
- Nếu chúng ta không có những công ty lớn thì không thể cạnh tranh quốc tế, không thể làm được
những việc lớn. Nếu chúng ta không có tư duy lớn thì chúng ta chỉ làm những việc bé. Đất nước mở
cửa, hội nhập kinh tế thế giới đã 22 năm mà hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam chỉ làm thầu phụ
ngay trên chính sân nhà của mình, nếu có làm tổng thầu thì cũng chỉ là những dự án vốn của nhà
nước, của chính phủ, cứ dự án đấu thầu quốc tế sòng phẳng là hầu hết doanh nghiệp Việt Nam lại
trở lại thân phận làm thuê, làm thầu phụ ngay.
- Hội nhập kinh tế thế giới là tất yếu, nhưng sau 22 năm hội nhập, đáng buồn là chúng ta đã mất
đi nhiều thương hiệu Việt nổi tiếng một thời vào tay các hãng nước ngoài chỉ vì các doanh nhân
Việt không dám nghĩ lớn, không dám đương đầu cạnh tranh sòng phẳng với các hãng nước ngoài, dù
là trên sân nhà của mình. Các thương hiệu Việt bị các hãng nước ngoài nuốt chửng, mất luôn tên
tuổi có thể kể đến kem đánh răng Dạ Lan bị Colgate Palmolive nuốt, kem đánh răng PS về tay
Unilever, bia Huế về tay Carlsberg Đan Mạch, Tribeco về tay Uni-President, Phở 24 và Highland
Coffe về tay Jollibee Ford…
Một điểm yếu nữa của người Việt là không có máu chinh phục, không có máu kinh doanh quốc tế,
không có khát vọng toàn cầu hoá, trong khi Tây vào tận nước mình, kinh doanh, thôn tính,
kiếm tiền của mình, thì các doanh nghiệp Việt chỉ quanh quẩn trong đất nước mình, thậm chí thành
phố mình, tỉnh mình.
3. Áp đặt suy nghĩ của mình cho người
khác:
- Không chấp nhận người không cùng chính kiến với mình:
- Ngay từ thói quen ăn uống, người Việt đã áp đặt nhau: Người Việt ăn món gì thấy ngon thì luôn
nghĩ người khác phải ăn thế mới ngon, mình ăn hành, ăn tỏi, ăn mắm tôm, ăn thịt chó thì người
khác cũng phải ăn, “không ăn phí nửa đời người”, “ăn tốt cho sức khỏe”, “ăn ngon lắm”… họ đâu có
biết người không ăn được thì hoặc cơ thể họ không tiếp nhận hoặc với họ ăn như một cực hình.
- Trong nhà hàng hay mời khách đến nhà ăn, người Việt không có thói quen hỏi người khác kiêng
cái gì hoặc người Việt quan niệm “Nam vô tửu như cờ vô phong”, trên bàn tiệc bắt tất cả đều phải
uống rượu, đều phải 100%, nếu không 100% là không thật lòng, không cần biết người ta có uống
được không, có đang điều trị bệnh gì không.
- Hệ quả:
- Thiếu kiềm chế, hung hăng nên rất khó tìm lời giải tối ưu khi đất nước
đứng trước nguy cơ bị xâm lược, nguy cơ chiến tranh, dẫn đến việc chúng ta không giữ được hoà
bình, xẩy ra chiến tranh nhiều. Đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao trong lịch sử 4000 năm Việt Nam
lại xẩy ra chiến tranh nhiều đến thế, có bạn nói tại ông bạn hàng xóm xấu tính, thế thì Sơn Tinh
đánh nhau với Thủy Tinh, Đinh Bộ Lĩnh loạn 12 xứ quân, Trịnh Nguyễn phân tranh 200 năm là tại
ai?. Đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao trong lịch sử Thái Lan và các nước xung quanh ít chiến tranh
hơn Việt Nam?
- Thiếu tính kế thừa, ai có quyền cũng muốn không giống người tiềm nhiệm,
muốn ghi dấu ấn của mình thành ra các công trình cổ bị đập đi, làm lại. Trong khoa học, công
nghệ chúng ta không có thói quen làm tiếp, tiếp quản thành quả của người khác mà thích làm lại
từ đầu. Tất cả dẫn đến lãng phí của cải chung của cả xã hội và giá thành sản phẩm cao và chậm
nhịp độ phát triển.
- Hoặc là tổ chức sẽ thiếu tính sáng tạo vì không có người phản biện hoặc
là tổ chức sẽ thiếu sự đoàn kết và không phát huy hết các tài năng cá nhân vì những người khác
quan điểm hoặc sẽ phải dời bỏ hoặc ở lại thì thụ động, không dám thể hiện hết mình.
4. Nền tảng triết học yếu lại không
chuẩn:
- Triết học của Việt Nam:
- Gốc là Nho Giáo sau này chuyển sang Khổng Giáo, Khổng Giáo độc tôn ở
Việt nam cho tới thế kỷ 20. Cuối thế kỷ 16 khi các nhà truyền giáo Châu Âu vào giảng đạo, Thiên
Chúa Giáo bắt đầu hình thành và phát triển, triết học Khổng Giáo dần bị lai tạp bởi Thiên Chúa
Giáo. Với sự thay đổi và phát triển như vậy triết học của Việt Nam là lai tạp, pha trộn và ảnh
hưởng của nước ngoài (Trung Quốc và phương Tây) nên nền tảng không vững chắc, cộng thêm Việt Nam
không có triết gia nên các hệ thống lý luận và giá trị vừa yếu vừa không chuẩn.
- Điểm sai lệch:
- Đánh giá thấp vai trò của doanh nhân, doanh nghiệp và thương mại. Không những
đánh giá thấp mà còn bị coi thường: Dạy học và chữa bệnh thì được gọi là “thầy”: “thầy giáo”,
“thầy thuốc” (điều này không sai), còn buôn bán, thương mại thì gọi là “con” là “bọn” (“phường
con buôn”, “bọn con buôn”).
- Doanh nghiệp (bao gồm cả nhà máy, xí nghiệp sản xuất, ngân hàng): Là trung
tâm của xã hội, tạo công ăn việc làm cho 70% lao động trong xã hội, đóng thuế nuôi bộ máy chính
phủ, duy trì an ninh quốc phòng, đầu tư cho giao thông, hạ tầng xã hội, đầu tư cho giáo dục, đầu
tư cho y tế, chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ người nghèo và các chính sách xã hội…
- Hệ quả:
- Một thành phần chính, lực lượng chính, hoạt động trung tâm của việc tạo ra của cải cho
xã hội, của phát triển kinh tế, làm giàu cho cá nhân, tập thể và đất nước lại bị đánh giá thấp
nhất, bị coi thường, bị miệt thị thì mãi nghèo cũng là chuyện tất yếu, không thể khác.
- Một đất nước, một nền văn hoá, loại bỏ thương mại, thiếu vắng thương mại sẽ dần biến
đất nước, biến xã hội thành một đất nước, một xã hội không văn minh, thiếu lịch sự, đôi khi lỗ
mãng.