STT PHÂN LOẠI LINK
1 Cabriolet: Là xe mui trần, nội thất sang trọng. Loại xe này thường gặp ở các nước có khí hậu ôn đới vì khí hậu ở đây không làm cho nội thất xe bị hư. Các xe thường gặp: Alfa Romeo, Spider, Aston Martin DB7 Volante, Opel Astra Cabriolet, Volkswagen Polo Cabrio… 1. Cabriolet
2 Convertible: Là các xe có mui tháo hoặc gấp lại được. Mui có thể là loại hardroof (mui cứng), nhưng cũng có thể là loại phủ bạt hoặc da với gọng kim loại. Hiện nay, người ta có xu thế ít coi convertible là một dòng xe riêng, nó được liệt vào dòng cabriolet. 1. Convertible
3 Coupe: Đây là loại xe hai cửa nhưng thường được gán cho các xe hai cửa có mui liền. Các mác xe thường gặp: Alfa Romeo GTV, Aston Martin DB7 Vantage, BMW M Coupé, Mitsubishi Eclipse… 1. Coupe
4 Crossover: Đây là cụm từ viết tắt của từ Crossover Utility Vehicle. Một dòng xe đa dụng thiết kế “lai” giữa SUV và hatchback hoặc sedan/coupe. 1. Crossover
5 Hardtop: Đây là loại xe sedan không có khung cửa sổ cũng như trụ đỡ giữa. 1. Hardtop
6 Lift back (Hatch back): Về cơ bản loại nay gần giống như loại coupé nhưng khu vực danh cho người và hàng hoá được gắn liền nhau, cửa hậu và cửa sổ hậu mở ra cùng với nhau. 1. Hatch back
7 MPV (Multi purpose vehicle): Xe đa dụng, có thể vừa chở hàng vừa chở người. 1. MPV
8 Pick up: Đây là loại xe tải nhẹ có khoang động cơ kéo dài về phía trước của ghế lái xe và có khoang sau không mui để chứa hàng. 1. Pick up
9 Sedan (Anh) - Saloon (Mỹ): Là loại xe mui kín 4 chỗ ngồi, chú trọng tiện nghi của hành khách và lái xe. 1. Sedan (Anh) - Saloon (Mỹ)
10 SUV (Sport utility vehicle): Xe thể thao đa dụng và xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1953. 1. SUV
11 Van: Loại này có không gian dành cho hành khách và hàng hoá liền nhau. Nó chở ñược nhiều người hay hàng hoá. Van chủ yếu chở hàng hoá. 1. Van
12 Wagon: Loại này có không gian dành cho hành khách và hàng hoá liền nhau. Nó chở được nhiều người hay hàng hoá. Wagon chủ yếu chở người. 1. Wagon
STT PHÂN LOẠI LINK
1 Loại cầu sau chủ động: Ở loại này động cơ đặt ở phía trước và xe được dẫn động bằng cầu sau.
2 Loại cầu trước chủ động: Ở xe loại này động cơ được đặt ở phía trước và cầu trước là cầu dẫn động.
3 Loại truyền động 4 bánh - 4WD: Loại này xe được dẫn động thường xuyên bằng cả 2 cầu, do vậy, xe loại này có công suất kéo tốt hơn loại xe thường vì tận dụng được khả năng bám tốt hơn.
STT PHÂN LOẠI LINK
1 Xe bán tải: loại chở 2-4 chỗ, cùng hàng hóa.
2 Xe chuyên dùng: xe chở rác, xe cẩu, xe trộn bê tông,..
3 Xe con (xe du lịch): xe 5 chỗ, xe 7 chỗ, xe 9 chỗ, xe 16 chỗ.
4 Xe khách: loại 25 chỗ, 50 chỗ, xe giường nằm…
5 Xe tải (chở hàng): xe tải nhỏ, xe tải lớn.
STT PHÂN LOẠI LINK
1 Hạng xe lớn (Large)
2 Hạng xe nhỏ (Mini)
3 Hạng xe nhỏ gọn (Compact)
4 Hạng xe trung (Midsize)
STT PHÂN LOẠI LINK
1 Động cơ ô tô được xem là bộ phận giúp chuyển đổi các dạng năng lượng khác nhau thành cơ năng. Nguồn năng lượng cơ học có nhiệm vụ cung cấp công suất, mô-men xoắn đến các bánh xe, nhờ đó mà ô tô có thể di chuyển. Tùy vào thiết kế của từng loại phương tiện, mà động cơ có thể đặt ở trước, ở giữa hoặc thậm chí phía sau xe. Các bộ phận của động cơ ô tô bao gồm nhiều chi tiết phức tạp, nhưng chúng sẽ gồm các thành phần cơ bản như bugi, hệ thống van nạp và xả, piston, thanh truyền, trục khuỷu,... 1. Động cơ diesel: Khác với động cơ xăng, động cơ diesel nén không khí với tỉ số nén vào khoảng 22:1. Không khí được nén tới áp suất rất lớn nên nhiệt độ tăng cao (khoảng 538 oC), lúc này, dầu diesel được phun vào xi lanh dưới áp suất cao sẽ tự bốc cháy, sinh công và đẩy piston đi xuống.
2. Động cơ điện: Loại xe này sử dụng nguồn điện của accu để vận hành mô tơ ñiện. Thay vì dùng nhiên liệu, chỉ cần nạp ñiện cho accu mà thôi. Loại xe này mang lại nhiều lợi ích như: không gây ô nhiễm, không tiếng ồn khi hoat động…
3. Động cơ lai (hybrid): Loại xe này được trang bị đồng thời hai nguồn động lực khác nhau là động cơ đốt trong và mô tơ điện. Do động cơ đốt trong dẫn động máy phát tạo điện năng nên không cần nguồn bên ngoài nạp điện cho accu. Hệ thống dẫn động bánh xe dùng nguồn điện 270V – 550V, ngoài ra các thiết bị khác dùng nguồn 12V.
4. Động cơ xăng: Động cơ dùng tia lửa dể đốt cháy hỗn hợp hơi xăng và không khí. Hơi xăng được hòa trộn với không khí trước khi đi vào xi lanh động cơ. Điều này tạo ra hỗn hợp khí-xăng có khả năng cháy cao. Sau đó hỗn hợp không khí – hơi xăng được nén lại và bốc cháy nhờ tia lửa điện ở bougie, tạo ra sự giãn nở nhiệt trong xi lanh sinh lực đẩy piston đi xuống. Chuyển động tịnh tiến của piston được biến đổi thành chuyển động quay của trục khuỷu nhờ vào cơ cấu trục khuỷu –thanh truyền.
STT PHÂN LOẠI LINK
1 Hệ thống lái: Hệ thống lái xe ô tô có vai trò điều khiển hướng di chuyển của xe theo nhu cầu của người lái. Hệ thống này bao gồm thành phần như dẫn động lái, cơ cấu lái, trợ lực lái,... 1. Hệ thống lái chủ động AFS: Thường được thiết kế cho các dòng xe cao cấp, nối vô lăng với cơ cấu lái. AFS sẽ kết hợp với hệ thống trợ lực để tạo thành cơ cấu hoàn chỉnh cho xe ô tô.
2. Hệ thống lái trợ lực thủy lực điều khiển điện tử (EHPS): Sử dụng động cơ điện, trợ lực dựa vào lực cản từ mặt đường.
3. Hệ thống lái trợ lực thủy lực HPS: Hệ thống lái giúp giảm thiểu quá trình tiêu hao năng lượng, tránh tình trạng va chạm giữa bánh xe lên vô lăng.
4. Hệ thống Steer by wire: Bao gồm hai phần độc lập và tích hợp, có tác dụng tạo ra trợ lực cho người lái.
2 Hệ thống phanh xe: Hệ thống phanh xe hoạt động dựa trên nguyên lý cơ học, có tác dụng giảm tốc hoặc dừng xe theo mong muốn của người lái. Hệ thống phanh xe là tổng thể hoàn chỉnh, bao gồm nhiều chi tiết như: Xi lanh chính và bộ trợ lực, phanh đĩa, má phanh, bàn đạp phanh,... 1. Chống bó cứng phanh (ABS): Hầu như được trang bị cho các dòng ô tô đời mới. Khi phanh đột ngột, ABS sẽ ngăn bánh xe bị bó cứng, giữ lốp xe khỏi trơn trượt.
2. Phanh đĩa: Thường được gắn vào bánh trước của xe và hoạt động theo nguyên lý ma sát, giúp xe dừng đỗ hoặc giảm tốc hiệu quả.
3. Phanh khẩn cấp: Hệ thống phanh thứ cấp, tạo ra lực cơ học lên bánh xe. Phanh giữ xe đứng yên trong các tình huống khẩn cấp.
4. Phanh tang trống: Thiết bị này hoạt động khi bàn đạp phanh được kích hoạt, áp suất thủy lực ép xuống và tạo ra ma sát để giảm tốc và dừng xe.
3 Hệ thống thân vỏ: Trong cấu tạo ô tô, hệ thống thân vỏ hay còn gọi là khung xe, giúp nâng đỡ toàn bộ trọng tải của xe. Ngoài ra, phần khung đơn gồm các chi tiết ở vỏ xe như cánh cửa, phần đuôi xe, nắp capo hay các gờ chắn để tạo thành khối hoàn chỉnh. 1. Khung gầm liền khối (unibody): thân xe và khung gầm bên dưới liền nhau tạo thành một khối thống nhất.
2. Khung gầm rời (body-on-frame): thân xe được lắp đặt trên một khung gầm riêng biệt.
4 Hệ thống treo: Hệ thống treo có tác dụng nâng đỡ động cơ và toàn bộ thân xe, hỗ trợ truyền lực và mô-men từ bánh lên khung hoặc vỏ xe đảm bảo xe chuyển động êm ái. Toàn bộ hệ thống treo sẽ bao gồm 3 bộ phận chính: đàn hồi, dẫn hướng và giảm chấn. 1. Hệ thống treo độc lập: Hệ thống bao gồm các bánh xe được gắn với thân xe một cách độc lập, do đó quá trình chuyển động của bánh xe được chuyển động riêng lẻ và linh động hơn.
2. Hệ thống treo phụ thuộc: Có cấu tạo đơn giản, ít linh kiện, thường được sử dụng cho xe tải, xe bán tải và các mẫu xe SUV tại Việt Nam.
5 Hệ thống truyền lực: Hệ thống truyền lực có nhiệm vụ truyền mô-men xoắn từ động cơ đến các bánh xe chủ động. Các thành phần chính trong hệ thống truyền lực bao gồm hộp số, truyền động các đăng, bộ truyền lực chính và bộ vi sai, các bán trục. 1. Hệ thống truyền lực 4WD: Hệ thống cần tối thiểu 3 bộ vi sai ở cầu trước, cầu sau và giữa xe thì mới đảm bảo vận hành hoàn chỉnh.
2. Hệ thống truyền lực FF: Hệ thống này với động cơ được đặt ở bên dưới nắp capo, kết hợp với 2 bánh trước dẫn động nhằm hỗ trợ để người lái xử lý tình huống nhanh hơn khi xe buộc phải cua gấp hay di chuyển trên địa hình trơn trượt.
3. Hệ thống truyền lực FR: Hệ thống với động cơ vẫn được đặt ở đầu xe, tuy nhiên khác biệt ở chỗ lực sẽ được dồn về hai bánh sau nhờ động lực từ trục các đăng. Do đó, động cơ trong hệ thống FR sẽ được làm mát nhanh hơn.
STT PHÂN LOẠI LINK
1 Hệ thống điều khiển động cơ ECU hoạt động với vai trò tiếp nhận, xử lý thông tin đầu vào và truyền lệnh để điều khiển thiết bị. 1. Hệ thống điều khiển động cơ ECU
2 Hệ thống khởi động sẽ làm quay trục khuỷu, truyền qua vành răng để kích hoạt động cơ đốt trong. 1. Hệ thống khởi động
3 Hệ thống nạp điện tạo ra nguồn điện cho quá trình nổ máy, cung cấp điện cho ắc quy và các thiết bị khác trên xe. 1. Hệ thống nạp điện.
4 Hệ thống phụ trợ.
5 Hệ thống tín hiệu, chiếu sáng và thông báo. 1. Hệ thống tín hiệu, chiếu sáng và thông báo.
STT PHÂN LOẠI LINK
1 Dây thắt và túi khí để đảm bảo an toàn. 1. Dây thắt và túi khí để đảm bảo an toàn.
2 Ghế ngồi.
3 Hệ thống cách âm bên trong xe. 1. Hệ thống cách âm bên trong xe.
Trắc
Nghiệm
Kinh
Doanh